Những yếu tố để lựa chọn một đôi loa tốt

Tất cả các thiết bị điện tử, thiết bị âm thanh nói chung và các dòng loa nói riêng thì thông số kỹ thuật là yếu tố rất quan trọng. Nó giúp bạn đánh giá được chất lượng của cặp loa, từ đó lựa chọn cho mình 1 sản phẩm như ý, phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như đánh giá khả năng tương thích của nó với những thiết bị âm thanh khác trong dàn. Chính vì vậy, hôm nay An Phú Audio sẽ giúp bạn hiểu ý nghĩa của những thông số kĩ thuật này.

 

1. Số đường tiếng của loa:

Âm thanh sẽ tái tạo hay và đầy đủ nhất khi có đủ 3 dải tần : bass (âm trầm), mid (âm trung), treble (âm cao), trong một vài loại loa cao cấp sẽ có đủ 3 loại loa tái tạo 3 dải âm thanh này (loa toàn dải). Lưu ý rằng loa có 3 đường tiếng khác với loại loa có 3 củ loa, vì một vài model loa full đôi sẽ gồm 2 loa bass + 1 loa treble, không gồm loa tái tạo dải âm trung và không thể gọi là loa 3 đường tiếng.

Loa 3 đường tiếng sẽ là lựa chọn tối ưu nhất để cho âm thanh, tuy nhiên vì chi phí khá đắt đỏ  nên chúng ta thường chỉ bắt gặp những dòng loa có 2 đường tiếng, như các hệ thống âm thanh cho thuê đám cưới, một số chương trình, sự kiện hiện giờ.

Đối với các loại loa sub (loa siêu trầm) chỉ có một đường tiếng duy nhất và nó chỉ có tác dụng đáp ứng dải tần số cực thấp (khoảng 25Hz-150Hz).

 

2. Số lượng và kích thước từng củ loa bass, mid, treble....

Để thể hiện các dải tần kể trên, những mẫu loa thùng thường gồm một vài củ loa nhỏ bên trong. Có 4 loại củ loa phổ biến: Tweeter (tái tạo dải cao), Woofer (tái tạo dải thấp), midrange (tái tạo dải trung) & sub-woofer (tái tạo dải siêu thấp).

Trong các dàn âm thanh sự kiện thường chỉ cần Tweeter và Woofer là đã có thể đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu cơ bản. Loa siêu trầm ( chỉ có sub-woofer) đảm nhận nhiệm vụ thể hiện dải tần siêu trầm, tăng uy lực và độ tinh tế cho thiết bị dàn âm thanh.

Kích thước của từng củ loa này cũng không giống nhau:

Tweeter thể hiện dải tần số cao sẽ cần dao động với tốc độ rất cao, vì vậy kích thước của những củ loa này thường rất bé.

Woofer  củ loa cần có kích cỡ đủ lớn để tái hiện âm thanh được mạnh mẽ hơn. Chính vì thế mà người ta thường ưu tiên loa siêu trầm với củ loa 5 tấc (bass 50) hơn củ loa 4 tấc khi trình diễn âm thanh.

 

3. Công suất định mức/Công suất đỉnh

Công suất định mức và công suất đỉnh của loa là khác nhau và bạn nên phân biệt rõ.

Công suất đỉnh là công suất tối đa mà chiếc loa của các bạn có thể lên được trong 1 thời gian ngắn, khác với công suất định mức là công suất mà loa có thể phát thường xuyên mà không ảnh hưởng đến tuổi thọ của nó.

Với một hệ thống âm thanh nghe nhạc hoặc karaoke, chỉ cần 2 loa mỗi loa 150W đã là đủ đáp ứng cho không gian phòng 25-40m2 của bạn nếu như phối ghép ampli đúng. Còn những loại loa 1000W hay vài ngàn "oát" chủ yếu sử dụng cho hệ thống âm thanh sân khấu lớn, vài ngàn người, vì vậy đừng "ham" những loại loa công suất cao mà chất âm kém hơn các mẫu loa vừa phải phù hợp với không gian.

 

4. Kích thước và trọng lượng loa

Kích thước loa là thứ có thể nhận thấy bằng mắt thường. Các cặp loa của mỗi hãng thường được làm theo một phong cách riêng, nhằm tối ưu âm dựa theo công nghệ và kỹ thuật chế tác của hãng. Do đó khi xem xét các thông số về kích thước thì người dùng nên để ý đến thể tích và trọng lượng của loa.

Xét theo yếu tố kích thước và thiết kế, loa nghe nhạc truyền thống thường được chia ra thành 2 loại là bookself (loa kệ sách) và floor standing (loa đứng sàn) hay còn được gọi là loa tháp (tower). Loa kệ sách thường có thiết kế nhỏ hơn so với loa đứng sàn.

Nhìn chung, loa to và nặng sẽ có chất lượng âm thanh tốt hơn loa kích thước nhỏ và trọng lượng nhẹ. Đặc biệt, loa càng lớn và càng nặng thì khả năng tiếng bass chắc, sâu và chính xác càng nhiều. Ngoài ra, thùng loa càng lớn thì nhà sản xuất càng có nhiều cơ hội để tạo ra ma trận phức tạp cho âm thanh ở bên trong hơn.

Những cặp loa đứng sàn có thùng loa lớn thường yêu cầu diện tích phòng nghe cũng phải tương xứng để phát huy tác dụng. Ngược lại, nếu phòng nghe nhỏ thì loa kệ sách sẽ là lựa chọn hợp lý hơn cho người dùng.

Về yếu tố khối lượng, việc bạn để loa trên chân đế hoặc treo tường, hay đặt trực tiếp xuống sàn sẽ quyết định nên lựa chọn loa nặng hoặc nhẹ. các loại loa khối lượng cao khi trình diễn, hoạt động sẽ phát âm thanh ổn định, chuẩn xác hơn một số dòng loa nhẹ.

 

5. Độ nhạy của loa (sensitivity)

Một thông số quan trọng khác cần quan tâm khi mua loa đó là độ nhạy của loa. Độ nhạy thường được tính bằng đơn vị decibel (dB), và dùng để đo mức áp suất âm thanh mà loa có thể tạo ra. Ví dụ, loa có độ nhạy 88dB sẽ cung cấp mức áp suất âm thanh 88 decibel với nguồn điện vào 1 watt và đo ở khoảng cách 1 mét.

Biết được thông số này bạn có thể chọn được công suất đầu ra phù hợp cho ampli phối ghép. Thông thường loa có độ nhạy càng cao thì càng dễ đánh và ngược lại.

Một vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất đó là loa có độ nhạy cao nghe sẽ hay hơn hay dở hơn so với loa có độ nhạy thấp. Chất lượng của một cặp loa sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ thiết kế, chất liệu của thùng loa, củ loa cho đến thiết bị phối ghép. Do đó, độ nhạy không nói lên chất lượng của loa mà chỉ cung cấp cho người nhìn cái nhìn rõ hơn về mối tương quan về công suất của loa và ampli.

 

6. Trở kháng

Điện trở là một yếu tố kỹ thuật mà bạn phải quan tâm để phối ghép loa và ampli tuyệt hơn, hạn chế tối đa một vài tình huống xấu ảnh hưởng làm cháy mạch ampli khi phối ghép sai. Thường thì loa ở mức kết nối 6-8 Ohm thì bạn sẽ không phải lo lắng, tuy nhiên nếu ở mức 4 Ohm sẽ cần lưu ý một số điểm vì dòng loa điện trở thấp yêu cầu dòng điện chuyên nghiệp hơn rất nhiều nếu so với một vài loại loa khác khi chơi ở âm lượng cao.

Sử dụng loa ở mức 4-6-8 Ohm đều được, tuy nhiên bạn cần quan tâm đến chất lượng ampli để tránh các trường hợp hư hỏng có thể xảy ra.

 

7. Tần số đáp ứng

Tần số đáp ứng là thông số cho ta biết khả năng tái tạo tần số từ mức thấp nhất tới cao nhất của loa. Ví dụ loa có tần số đáp ứng từ 30Hz - 30kHz sẽ có khả năng tái tạo âm trầm thấp nhất là 30Hz và âm cao cao nhất là 30kHz.

Tần số đáp ứng của loa không cho biết cặp loa đó nghe hay hay nghe dở. Thêm vào đó, thông số này cũng không được nhiều người đánh giá cao bởi nó thường được các nhà sản xuất công bố nhằm mục đích quảng bá.

Đa số tại các loa hiện nay đều được "quảng cáo" có tần số đáp ứng  từ 20Hz-20kHz trong ngưỡng nghe của mọi người, tuy nhiên thực tế không nhiều bộ loa thực hiện được điều này và chỉ có loa sân khấu cao cấp mới có thể có. Các bạn có thể trang bị thêm loa siêu trầm để bổ sung thêm về dải âm trầm cho bộ loa của mình khi cần.

Dựa vào mục đích sử dụng mà bạn có thể đòi hỏi, chọn lựa loa mạnh ở dải tần cụ thể như mid, treble hoặc bass, nhưng về mặt tổng thể dàn âm thanh cần thể hiện được trọn dải tần như kể trên để mang lại trải nghiệm hiệu quả nhất.

 

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐIỆN TỬ AN PHÚ

Add: 429 đường Ngọc Hồi - Thị Trấn Văn Điển - H.Thanh Trì - TP. Hà Nội

Hotline: 0989 277 882 - 0941 955 655

Email: anphuaudio@gmail.com

Facebook Page: An Phú Audio

Website: http://anphuaudio.vn/

 

 

 

 

 

TAGS :

chọn loa karaoke, loa karaoke, loa karaoke chính hãng, loa karaoke giá rẻ

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

icon icon