Nguyễn Văn Quyết - 08/01/2018
Hiện nay khái niệm cục công suất không còn quá xa lạ với những người chơi âm thanh. Nhưng không phải ai cũng có thể hiểu về thiết bị này cũng như cách ghép nối. Hôm nay hãy cùng An Phú Audio tìm hiểu về thiết bị này cũng như hướng dẫn bạn cách sử dụng nó.
1. Đầu tiên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua về cục công suất
Cục đẩy công suất cũng giống như Amply là bộ phận khuếch đại công suất để đưa ra loa. Điểm khác biệt là cục công suất có công suất lớn hơn so với amply rất nhiều.
Khi nhắc đến amply và cục đẩy người ta thường nghĩ đến sò và nghĩ rằng càng nhiều sò thì thiết bị đó càng có công suất lớn,càng khỏe. Điều này chưa hẳn là đúng.
Các loại sò thường dùng trong amply và cục đẩy hiện nay là sò thường (BJT), sò mosfet. Sò mosfet có giá cả cao hơn nhưng công suất lại lớn hơn sò thường. Chính vì vậy việc đếm sò để so sánh công suất là không hoàn toàn đúng vì nó còn phụ thuộc thiết bị đó sử dụng loại sò nào.
2. Các công nghệ tiêu chuẩn của Amply và cục đẩy
-Tiêu chuẩn class A: Hiệu suất 20% tức 20% công suất đưa ra loa còn 80% còn lại sinh ra nhiệt. Ưu điểm của công nghệ này là độ trung thực cao, ít bị méo tiếng so với âm thanh ban đầu.
-Tiêu chuẩn class B: hiệu suất khoảng 70% tức 70% công suất đưa ra loa còn lại 30% sinh nhiệt. Nhược điểm chất âm lại không trung thực nên ít được sử dụng cho các dòng amply hay cục đẩy cao cấp.
Các tiêu chuẩn công suất khác
Các tiêu chuẩn công suất khác
3. Cách đấu nối
Mặt sau cục đẩy luôn có 2 phần: tín hiệu đầu vào (input) và tín hiệu đầu ra loa ( output)
Mặt sau của cục đẩy công suất P7000S
Các chế độ tùy chọn
-Ground: có 2 chế độ là tiếp mass cho thiết bị hoặc không
-Sensitivity: độ nhạy đầu vào, khi tín hiệu đầu vào đạt giá trị này thì cục đẩy sẽ đạt công suất tối đa.
-Limiter: Giới hạn công suất đầu ra tránh tình trạng công suất ra quá lớn gây cháy loa. Chế độ này thường chỉ được sử dụng trong trường hợp lai ghép từ amply, mixer cơ sang cục đẩy còn từ vang số sang cục đẩy thì không cần vì vang số có đặt giới hạn rồi.
Mode: có 3 chế độ Parallel. Stereo, Bridge
-Parallel: áp dụng khi bạn có 2 đường tín hiệu vào và muốn có 2 hoặc 4 đường tín hiệu ra. Nói dễ hiểu hơn đây là chế độ đấu song song đầu vào của kênh 1 với kênh 2, kênh 3 với kênh 4.
Sơ đồ chế độ Parallel
-Stereo: chế độ này là chế độ hay dùng nhất tức là tín hiệu vào kênh nào thì ra kênh đó.
Sơ đồ chế độ Stereo
-Bridge: chế độ này thường sử dụng khi cần công suất đầu ra lớn như khi cần đánh sub kép. Lưu ý ở chế độ này có thể hiểu như cộng dồn, công suất của 2 kênh đánh cho 1 loa, khi này chúng ta không nối vào nút âm dương của từng kênh như bình thường mà sẽ nhìn tín hiệu Bridge trên output để nối.
Những trường hợp lưu ý không được nối ghép
Hi vọng qua bài viết hôm nay của An Phú Audio bạn đã có thể hiểu qua về cục đẩy công suất, từ các chế độ tới cách phối ghép cũng như những lưu ý khi sử dụng
=>> An Phú Audio đơn vị phân phối thiết bị âm thanh chính hãng chất lượng cao, với nhiều năm kinh nghiệm chúng tôi luôn mang tới quý khách hàng những sản phẩm chất lượng cao với giá thành tốt nhất. Ngoài ra An Phú còn chuyên thiết kế, thi công, lắp đặt các công trình âm thanh từ dàn âm thanh gia đình tới dàn âm thanh kinh doanh, dàn âm thanh hội trường.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐIỆN TỬ AN PHÚ
Add: 429 đường Ngọc Hồi - Thị Trấn Văn Điển - H.Thanh Trì - TP. Hà Nội
Hotline: 0989 277 882 - 0941 955 655
Email: anphuaudio@gmail.com
Facebook Page: An Phú Audio
Website: http://anphuaudio.vn/
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: