Nguyễn Văn Quyết - 02/03/2017
Bạn đã đầu tư một bộ dàn âm thanh cho gia đình nhưng khi hát lại không được ưng ý như ở ngoài quán karaoke? Bạn muốn bộ dàn của mình đạt hiệu suất tối đa trong căn chỉnh? Bạn muốn tìm hiểu chức năng của các nút trên chiếc amply của gia đình mình?
Trong bài tư vấn này, An Phú Audio hy vọng phần nào giúp ích cho khách hàng (chủ yếu hiện nay là hộ gia đình) kỹ thuật căn chỉnh và setup âm thanh phòng hát gia đình chi tiết nhất.
Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu về các nút chức năng trên chiếc Amply karaoke. Một amply thông thường sẽ được phân chia làm 5 khu vực các nút điều chỉnh theo chức năng, trong đó bao gồm:
A. Khu vực chỉnh micro
1. Lỗ cắm mic
2. Nếu như bạn ấn xuống thì tín hiệu đầu vào amply sẽ bị giảm xuống 20db
3. Chỉnh âm lượng của micro
4. Chỉnh độ cân bằng giữa loa bên trái và loa bên phải
5. Chỉnh độ vang của tiếng bass
6. Chỉnh âm tiếng Treble
7. Chỉnh âm tiếng Trung
8. Chỉnh tiếp âm tiếng Treble
B. Khu vực cho bạn chỉnh echo
9. Chọn ra chế độ Stereo/Mono dành cho Echo
10. Điều chỉnh độ to nhỏ của echo
11. Điều chỉnh tiếng bass dành cho echo
12. Điều chỉnh tiếp âm cao dành cho echo
13. Điều chỉnh số lần lặp lại của echo
14. Điều chỉnh độ Delay dành cho echo
C. Khu vực cho bạn điều chỉnh nhạc điệu
15. Nếu bạn dùng đầu karaoke chọn B, nếu bạn chỉ kết nối với CD hay các thiết bị âm thanh khác chẳng hạn thì bạn chỉ cần chọn A
16. Chỉnh âm lượng to nhỏ của nhạc
17. Chỉnh tiếng bass to nhỏ tùy ý
18. Chỉnh tiếng trung cho nhạc
19. Chỉnh tiếng cao Treble cho nhạc
D. Khu vực cho bạn điều chỉnh tổng quát
20. Điều chỉnh mức độ âm lượng tổng quát
21. Điều chỉnh âm của Subwoofer to, nhỏ
22. Chỉnh âm của loa karaoke
23. Chỉnh âm của tép loa
E. Bộ phận công tắc nguồn: Cho phép người sử dụng Bật/ Tắt thiết bị bất cứ lúc nào mong muốn: bật lên để sử dụng và tắt đi khi đã không còn nhu cầu sử dụng.
CÁCH CHỈNH AMPLY KARAOKE ĐẠT CHUẨN
- Volume tổng (Master volume) của amply chỉnh ở mức: 4-5
- Volume micro (Mic volume) chỉnh ở mức 5 – 6 ( nếu mic hay bị hú tiếng có thể giảm về mức 4 hoặc tăng thêm vol tổng thêm 1 chút).
- Độ vang (echo) chỉnh ở mức 4 ( có thể để ở mức 5 với người có giọng hát yếu).
- Độ nhại (delay) của mic chỉnh mức 2.
- Cân loa (balance) chỉnh vị trí mức 5 (vị trí chính giữa) có thể tăng thêm cho kênh R vì thông thường tín hiệu kênh R mạnh hơn kênh L.
VỚI AMPLY TÍCH HỢP EQUALIZER
Một Equalizer có hai vế phải (R) và trái (L) ta chỉnh các cần gạt theo biểu đồ hình chữ V (bass và treble sẽ cân đối).
Chỉnh bass ở mức 6 – 7.
Chỉnh Treble ở mức 7 – 8.
Chỉnh mức Midle mức 3 – 4.
CÁC BƯỚC ĐIỀU CHỈNH AMPLY KARAOKE:
Bước 1: Điều chỉnh tất cả các núm vặn về vị trí giữa (12h)
Bước 2: Chỉnh Micro 1
- Chỉnh nút số 1 và số 22 nói alo alo sao cho đủ đến tai người hát, nếu chỉnh thiếu thì người hát sẽ bị mệt khi hát (bước này là quan trọng nhất).
- Chỉnh nút số 4 LO nói từ “ 4 ” và “ 7 ” sao cho tiếng trầm đủ, nếu thừa tiềng mic trầm sẽ bị ồm ù tiếng, nếu chỉnh thiếu nút này thì giọng hát sẽ bị tình cảm, cảm xúc, trầm âm (bạn chỉnh tiến xuôi theo chiều kim đồng hồ, khi nào tiếng trầm bị vỡ, méo thì lùi lại).
- Chỉnh nút số 6 HI nói từ “6” và “ 9” sao cho tiếng tress đủ không thừa nếu thừa thì tiếng bị xé vỡ giải cao, không thiếu nếu thiếu thì tiếng bị già buồn thiếu tươi trẻ, nếu thừa thì tiếng bị xé chói rít (bạn chỉnh xuôi theo chiều kim đồng hồ, khi nào tiếng treble bị xé thì lùi lại).
- Chỉnh nút số 5 MID nói từ “ 2 ” chỉnh sao cho tiếng 2 tròn nhất là được.
Chú ý: Khi chúng ta nói 1 từ sẽ nhiều hơi hơn là chúng ta hát 1 câu, nên khi chỉnh âm sắc của micro như ở trên bạn nên chỉnh hơi quá 1 chút, đến khi hát là vừa.
Với khi hát giải trí thì người hát cũng không hát tốt lắm, khi bạn chỉnh hơi cao hơn thì giọng của bạn sẽ được máy hỗ trợ hơn.
- Nút ECHO số 3: Khi có 2 người hát song ca, mà ở Mic 1 người đó hát kém hơn người Mic2, thì khi đó bạn chỉnh tăng nút này lên 1h để hỗ trợ người hát Mic1.
- Nút BAL số 2 chúng ta không dùng đến.
Bước 3: Chỉnh độ vang (Echo)
- Nút số 16 RPT là nút chỉnh độ lặp lại của tiếng Micro, ở vị trí 12h thì có 6 tiếng lặp lại, hát thông thường bạn nên để ở vị trí này, nếu ai hát tốt bạn chỉnh về 5 nhại thì bạn vặn ngược kim đồng hồ về vị trí 11h. Nếu bạn muốn tăng Echo thì bạn làm ngược lại.
- Nút số 17 DLY là nút chỉnh tốc độ của giọng hát, thông thường nút này cũng để 12h, nhưng khi bạn thấy tiếng hát chậm hơn tiếng nhạc bạn cần tăng tốc độ tiếng hát lên, bạn tăng nút này lên 12h30 hoặc 13h và nếu bạn muốn tiếng Micro chậm đi bạn làm ngược lại.
- Nút số 14 LO nếu bạn muốn tăng giảm vang của phần tiếng Mic trầm.
- Nút số 15 HI nếu bạn muốn tăng giảm vang của tiếng Mic cao.
Bước 4: Chỉnh tiếng nhạc (Music)
- Bạn điều chỉnh nút 18 volume nhạc tiếng nhạc to bằng tiếng Micro hoặc nhỏ hơn một chút.
- Bạn điều chỉnh nút 21 tiếng treble lớn lên khi nào bạn thấy tiếng nhạc cao vỡ, xé thì lùi lại, nhưng không nên chỉnh thiếu, nếu chỉnh thiếu thì bản nhạc sẽ buồn thiếu sống động.
- Bạn điều chỉnh nút 19 tiếng bass cân bằng với tiếng treble, tiếng bass mạnh, không ù rền quá là được.
- Nút 20 MID đây là nút chỉnh tiếng trung của nhạc, nút này nên để 9-10h, vì nếu chỉnh lớn quá tiếng này sẽ đè vào tiếng Micro của bạn.
Bước 5: Chỉnh bộ nút tổng (Master channel)
- Nút 22 đỏ tổng là âm lượng của cả phòng bạn, đã chỉnh từ bước 1 để lấy chỉnh tiếng Micro 1.
- Nút 23 LO, 24MID, 25 HI là nút tổng của cả tiếng micro và tiếng nhạc. Nó chỉ dùng khi ở các nút ở hàng Micro và nhạc đã bị chỉnh hết.
✔️ Theo kinh nghiệm của các chuyên gia âm thanh, Amply Jarguar PA-203N và Amply Jarguar PA-506N chính hãng là dòng amply có giá thành tương đối hợp lý, phù hợp với dàn karaoke gia đình mà chất lượng lại rất tốt. Quan trọng hơn, dòng amply Jarguar được thiết kế đơn giản nên no rất điều chỉnh, cho bạn dễ dàng chỉnh được âm thanh hay nhất cho bộ dàn.
Trên đây là những kỹ thuật cơ bản để bạn có thể tự căn chỉnh Amply giúp dàn karaoke nhà mình cho âm thanh tốt nhất. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn hay gặp khó khăn trong việc chỉnh amply karaoke, cách bố trí các thiết bị trong dàn karaoke chuyên nghiệp, hãy liên hệ hãy liên hệ với An Phú Audio để được hỗ trợ nhanh nhất
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: